1. Ngành Tài chính – Ngân hàng
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn liên quan đến Quản lý Tài chính công; Thuế; Tài chính Bảo hiểm; Hải Quan và nghiệp vụ ngoại thương; Tài chính quốc tế; Phân tích tài chính; Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng; Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; Đầu tư Tài chính; Phân tích chính sách Tài chính ở các cơ quan quản lý nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, Phòng, Ban, trường học, bệnh viện, ban quản lý dự án, ban quản lý khu công nghiệp, ngân hàng, kho bạc, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,..
2. Ngành Kế toán
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc chuyên môn tại các Phòng (Ban) Tài chính - Kế toán, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kiểm toán viên, chủ nhiệm, giám đốc kiểm toán, chuyên gia tư vấn của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước (Big four); làm chuyên gia thẩm định dự án, thanh toán quốc tế, tư vấn tài chính, thực hiện các dịch vụ tài chính tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác; làm công tác chuyên môn tài chính, kế toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các Bộ, Ban, Ngành, các Tổng cục, Sở, Kho bạc, Thuế các cấp từ trung ương đến địa phương.
3. Ngành Quản trị kinh doanh
Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có khả năng đảm nhận được những công việc:
- Tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các tổ chức bao gồm: Quản trị thương hiệu, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị logistic đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ công chúng.
- Tại các công ty kinh doanh các dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu; các công ty truyền thông quảng cáo và nghiên cứu thị trường,…
- Tại các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp.
- Tự khởi nghiệp.
4. Ngành Hệ thống thông tin quản lý
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác tại các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin, tài chính, kế toán như: Vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống tài chính kế toán và các hệ thống thông tin quản lý khác; xây dựng các phần mềm quản lý cho đơn vị như: Quản lý tài chính kế toán, quản lý nhân sự, quản lý vật tư - hàng hoá; xây dựng, triển khai, kiểm thử và bảo trì các phần mềm tại các công ty phần mềm chuyên nghiệp; tư vấn cho các đơn vị về việc xây dựng hệ thống thông tin; làm cán bộ kiểm toán trong các đơn vị…
5. Ngành Kinh tế
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế xã hội, quản lý tài chính tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các sở ban ngành ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương; các trung tâm nghiên cứu ở trung ương và địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước và các đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Các văn phòng trung ương của Đảng, Quốc hội, nhà nước và Chính phủ; các cơ quan hành chính nhà nước quản lý lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng từ trung ương đến địa phương.
6. Ngành Ngôn ngữ Anh
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm biên/phiên dịch chuyên nghiệp cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Sinh viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính cho các dự án đầu tư của nước ngoài, các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, hợp tác quốc tế về lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ. Làm việc tại Cục quản lý nợ & Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại,…
Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên trong các Đại học, trường Đại học, Học viện và các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước.